5 động tác tập yoga khi mang thai giúp con khỏe, mẹ vui tươi

5 động tác tập yoga khi mang thai giúp con khỏe, mẹ vui tươi

Từ cơ thể đến trạng thái cảm xúc của bạn, yoga là thành phần quan trọng để mang lại một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu bạn đang mang thai và đang tìm cách để thư giãn hoặc giữ dáng, bạn có thể cân nhắc tập yoga trước khi sinh. Nhưng bạn có biết rằng tập yoga khi mang thai cũng là cách giúp bạn chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và tăng cường hơn sức khỏe của thai nhi?

Yoga trong quá trình mang thai nghe có vẻ giống như những phương pháp tập luyện một cách lành mạnh và bạn không nên bỏ qua. Yoga là hình thức tập thể dục lý tưởng khi mang thai. Nó không quá vất vả và có thể giúp bạn thư giãn cũng như giữ sức khỏe và xây dựng sức mạnh cốt lõi. Nhưng cụ thể yoga thời điểm này có thể làm gì để giúp bạn cảm thấy tuyệt vời hơn, khỏe mạnh hơn và vui tươi hơn?. Hãy tham khảo ngay một số các tư thế bầu được chúng tôi gợi ý trong bài viết dưới đây. Tin chắc nếu bạn áp dụng bạn sẽ nhận ra rất nhiều sự khác biệt trong hành trình thai nghén của bản thân.

Bạn đã biết những tư thế yoga an toàn khi mang thai?

Mang thai là cảm giác khác biệt và là khoảnh khắc tuyệt diệu với mỗi người phụ nữ.Vẫn biết rằng sẽ có những cơn đau nhức, những khó chịu suốt 9 tháng 10 ngày nhưng niềm hạnh phúc được làm mẹ là động lực mạnh mẽ để vượt qua tất cả. Hơn thế nữa, với những mẹ bầu hiện đại, việc được lựa chọn các hoạt động như yoga cho bà bầu trong suốt thai kỳ sẽ giúp giảm bớt đau lưng và tinh thần thoải mái hơn.

Bạn đã biết những tư thế yoga an toàn khi mang thai? 

Làm gì để có một thai kỳ thoải mái? Ăn uống khoa học, tham gia những khóa học yoga cho bà bầu hay tích cực trò chuyện với bạn bè… sẽ giúp mẹ bầu phấn chấn tinh thần và an nhiên trong suốt 9 tháng mang nặng đẻ đau. Yoga đặc biệt an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai bởi vì ngoài việc mang lại sự an nhiên trong tâm trí khi mang thai, yoga còn giúp cơ thể mẹ bầu dễ dàng trong việc chuyển dạ và sinh nở. Thực hiện đúng tư thế và thở chậm cũng có thể giúp giảm căng thẳng trong suốt thai kỳ.

Yoga cho bà bầu luôn mang lại những lợi ích tích cực nếu mẹ bầu tìm hiểu kỹ và tham gia các khóa học có giáo viên hướng dẫn. Đừng vội tập yoga tại nhà nếu bạn không chắc chắn về kỹ thuật, điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.Dưới đây là năm tư thế yoga tốt nhất cho phụ nữ mang thai được các chuyên gia khuyên nên áp dụng:

Tư thế con mèo – Massge nhẹ cho cột sống và các cơ quan khoang bụng

Giúp căng thân trên, lưng và cổ, đồng thời massage nhẹ cho cột sống và các cơ quan ở khoang bụng. Ngồi ở tư thế quỳ, đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay song song với nhau, khoảng cách rộng bằng vai. Tiếp tục chống hai tay và đầu gối xuống sàn. Giữ cho vai thẳng với cổ tay, phần hông thẳng với đầu gối. Hít vào, giữ cho phần bụng thả lỏng hướng xuống sàn. Ưỡn ngực và ngẩng đầu lên. Thở ra, hóp bụng và uốn cong phần lưng lên, đầu cúi xuống. Lặp lại động tác từ 5 đến 10 lần.

Tư thế con mèo - Massge nhẹ cho cột sống và các cơ quan khoang bụng 

Tư thế thiền hoa sen – Tăng cường sự dẻo dao cho cột sống khi mang thai

Chăm chỉ luyện tập tư thế này giúp mẹ bầu tăng cường độ dẻo dai của cột sống, giảm bớt sự căng cứng ở cổ và vai, đồng thời co giãn các cơ bắp ở vùng hô hấp. Xếp chân bằng cách để lòng bàn chân phải ngửa trên bụng chân trái trên một tấm nệm. Giữ cho lưng thẳng, ngay ngắn để cột sống duỗi ra, hai bàn tay ôm bụng để giúp cho việc thở có kết quả. Nhắm mắt lại, hít vào thở ra đều đặn. Lặp lại động tác 3 đến 5 lần.

Tư thế cây cầu – Tăng sự linh hoạt cho cơ hông và vùng lưng

Đây được coi là tư thế yoga cổ điển hữu ích nhất dành cho mẹ bầu trước khi sinh, giúp tăng sức dẻo dai cho cơ hông và sự linh hoạt của lưng. Nằm xuống trong tư thế nằm ngửa, 2 tay bạn đặt xuôi cạnh hông và đùi. Gập đầu gối và dùng tay nắm lấy cổ chân bạn. Hít thật sâu từ từ nâng lưng lên. Giữ tư khoảng 30 giây hoặc lâu hơn, thở đều và chậm. Từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu, thư giãn.

Tư thế tam giác – Một phương pháp hữu hiệu trong trị liệu

Tư thế yoga này giúp bạn kéo giãn các cơ, đầu gối, mắt cá chân, chân, ngực và tay và được coi như phương pháp trị liệu cho các vấn đề về bàn chân, đau cổ hay kích thích các cơ quan bụng dưới. Đứng thẳng, hai chân dạng ra thoải mái tạo thành góc 45 độ. Hít vào, nghiêng người qua bên trái đồng thời đưa tay phải giơ cao theo hướng thẳng đứng. Tay trái duỗi thẳng, đặt lên chân hoặc vuông góc với sàn Thở ra, hít vào, trở về thế đứng thẳng và làm ngược lại về phía phải.

Tư thế tam giác - Một phương pháp hữu hiệu trong trị liệu 

Tư thế chiến binh – Hỗ trợ giảm đau lưng, tăng khả năng của phổi

Nhờ các chuyển động khụy gối, nâng cột sống nên động tác yoga này; giúp mẹ bầu giảm đau lưng và làm tăng khả năng hoạt động của phổi. Bước chân phải qua bên và quay bàn chân phải; thành một góc 90 độ rồi quay bàn chân trái ra một góc 45 độ. Hai vai và bắp đùi phải hướng ra phía trước và nằm cùng trên một mặt phẳng với 2 chân. Hít vào đồng thời nâng hai tay lên cao ngang vai, hai bàn tay úp xuống. Thở ra đồng thời cong đầu gối phải cho tới khi thẳng với mắt cá chân phải. Chân trái thẳng và hai bàn chân cùng áp xuống sàn. Quay đầu nhìn về bên phải và nhìn qua các ngón tay của tay phải. Cuối cùng giữ tư thế từ 30 giây đến 1 phút.

Cần làm gì khi đến các lớp yoga cho bà bầu?

Yoga giúp bạn thở và thư giãn, từ đó có thể giúp bạn điều chỉnh theo nhu cầu thể chất của việc mang thai, chuyển dạ, sinh nở và làm mẹ. Nó làm dịu cả tâm trí và cơ thể, cung cấp sự giảm căng thẳng về thể chất và cảm xúc mà cơ thể bạn cần trong suốt thai kỳ. Tham gia lớp học yoga trước khi sinh cũng là một cách tuyệt vời; để gặp gỡ các bà mẹ tương lai khác và cùng bắt tay vào cuộc hành trình này. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi mẹ bầu quyết định học yoga:

Cần làm gì khi đến các lớp yoga cho bà bầu? 

Nếu bạn đang tham gia một lớp yoga thông thường (một lớp không dành riêng cho phụ nữ mang thai); cần chắc chắn nói với người hướng dẫn bạn đang mang thai; và bạn đang trong ba tháng nào. Không nên tập yoga asana vì từ thế này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung. Tránh các tư thế làm căng cơ quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng. Thân nhiệt bà bầu luôn cao hơn người bình thường; nên cần tránh tập luyện trong phòng quá nóng; vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi

Khi thực hành tư thế vặn người, vặn nhiều hơn từ vai và lưng hơn là từ thắt lưng; để tránh gây áp lực lên bụng. Lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ khó chịu cần dừng lại; đồng thời thông báo ngay cho giáo viên của bạn để kịp thời điều chỉnh tư thế.

Nguồn: genvita.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *