Bất ngờ Nam Cực nhuộm đỏ vì tuyết dưa hấu

Không còn là màu trắng phủ kín như mọi người thường nghĩ mỗi khi nói đến Nam Cực. Hiện nay, hiện tượng tuyết dưa hấu xuất hiện đã nhuốm màu đỏ bởi một loại tảo sinh sôi mạnh khi có ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó do nhiều yếu tố về biến đổi khí hậu, Nam Cực trong 50 năm qua được xếp hạng một trong những vùng có nhiệt độ nóng lên nhanh nhất. Điều này dẫn đến hiện tượng tuyết đỏ xảy ra sớm hơn. Liệu hiện tượng tuyết dưa hấu này có là điềm báo gì? Đối với Nam Cực hiện tượng này xảy ra có khiến cho vấn đề môi trường bị ảnh hưởng không? Cùng phongsuxahoi.com tìm hiểu nhé.
Tuyết dưa hấu xuất hiện do đâu?
Hẳn không ai còn xa lạ gì với tảo, chúng ta biết rằng thủy vực có nhiều chất dinh dưỡng thì tảo sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Từ đó có thể phát tán khắp mọi ngóc ngách trong thời gian ngắn. Sự sinh sản siêu nhanh của chúng sẽ ảnh hưởng đến các loài cá trong thủy vực. Trong đó phiền phức nhất là các loại tảo này rất khó làm sạch. Có vẻ giống với trường hợp ở Bắc Cực, tuyết dưa hấu ở Nam Cực cũng do vi sinh vật gây ra.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng tuyết biến đổi màu sắc từ trắng sang đỏ này là do một loại tảo tuyết siêu nhỏ. Hiện tượng tuyết dưa hấu không phải chỉ xảy ra duy nhất tại Nam Cực. Hiện tượng này đã từng xuất hiện ở Bắc Cực. Ở dãy núi Alps và một số vùng núi khác.
Tảo Chlamydomonas nivalis
Chlamydomonas nivalis là một loại tảo xanh nhưng chứa thêm sắc tố đỏ. Chúng sở hữu lớp carotene màu đỏ và có kích thước nhỏ. Khác với hầu hết tảo nước ngọt, tảo Chlamydomonas nivalis có khả năng sống sót và phát triển trong nhiệt độ cực lạnh ở Nam Cực. Chúng “ngủ đông” trong những tháng trời lạnh. Nhưng bây giờ bán cầu Nam đang ở giữa mùa hè, có nhiều ánh sáng mặt trời. Loài tảo xanh này sẽ tạo ra các sắc tố màu đỏ đặc biệt được gọi là carotenoids hoạt động như một loại kem chống nắng tự nhiên.
Mục đích để bảo vệ chúng khỏi bức xạ tia cực tím. Ngăn ngừa hủy diệt chất diệp lục. Giúp bảo vệ tảo khỏi nhiệt độ quá cao và tia cực tím. Chính quá trình này là nguyên nhân của hiện tượng tuyết dưa hấu.
Biến đổi khí hậu
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) gọi Nam Cực là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất trên Trái Đất. Theo WMO, khu vực này ghi nhận nhiệt độ tăng gần 1,5°C trong 50 năm qua. Hầu hết các sông băng tại đây đang tan chảy. Chính việc thời tiết ấm khác thường ở châu Nam Cực đã thúc đẩy hiện tượng hình thành và phát triển sớm hơn. Kết quả là Nam Cực vốn được phủ trắng do tuyết nay bị chuyển sang đỏ. Đầu tháng 2, nhiệt độ tại trạm nghiên cứu Esperanza ở châu Nam Cực đạt mức cao kỷ lục là 18,3 độ C.
Ảnh hưởng của tảo Chlamydomonas nivalis
Khi mùa xuân đến sự phát triển của tảo sẽ càng làm giảm lượng tuyết phản chiếu bởi mặt trời. Màu đỏ hấp thụ ánh nắng Mặt Trời, khiến tuyết tan nhanh hơn. Trên tạp chí Nature Communications có một công bố cho rằng: tuyết đỏ góp phần làm tan chảy băng ở Bắc Cực – đang xảy ra với “tốc độ chưa từng thấy”.Nếu chúng ta không chú ý đến nó, thì điều này có khả năng tạo thành một vòng phản hồi tiêu cực.
Mặc dù các nhà chức trách khẳng định rằng sẽ không có ảnh hưởng gì đến người đang sinh sống tại trạm nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng phủ nhận lời đồn có điềm báo sẽ xảy ra. Nhưng tuyết dưa hấu cũng không hề tốt. Vì nó ảnh hưởng làm trầm trọng hơn các vấn đề môi trường.
Nguồn: congnghevadoisong.vn