Cây Mã Đề – Đặc Điểm – Công Dụng – Bài Thuốc Hay

Cây Mã Đề – Đặc Điểm – Công Dụng – Bài Thuốc Hay

Cây mã đề dường như là một cái tên quen thuộc để chỉ các loại bệnh về đường tiết, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ y học, hiện nay người ta dần quên sử dụng loại cây này. Mã đề là một loại thảo dược quý trong tự nhiên với tác dụng chữa bệnh không ngờ. Hiện nay, Đông y thường dùng mã đề để thanh nhiệt, giải mồ hôi, mát huyết, sáng mắt,… và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, để hiểu hết về cây mã đề, mời các bạn cùng chúng mình đọc và tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Nhận biết cây mã đề

Mã đề, còn gọi là xa tiền thảo (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae). Hai chữ mã đề là ám chỉ “móng chân của con ngựa”. Người xưa muốn ghi một dấu ấn đậm nét cho một cây thuốc thường mọc ngay ven đường đi mà con ngựa đã đạp dưới móng chân của nó. Điều đó cũng rất phù hợp với một cách gọi tên khác của chính cây thuốc này là xa tiền thảo, là cây được mọc trước bánh xe. Ý nói xa tiền mọc ngay ven đường đi, ngay trước bánh xe có thể qua lại.

cây mã đề

Mã đề phổ biến ở hầu hết các vùng miền trong nước ta. Mã đề cho nhiều vị thuốc hay: Bông mã đề là cụm hoa, hạt mã đề (xa tiền tử). Có thể dùng tươi hoặc khô.

Các thành phần dược lý và tác dụng của cây mã đề

Lá mã đề chứa các thành phần iridoid (catalpol, aucubosid), a xít phenolic…, nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, baicalin…, chất nhầy. Hạt chứa chất nhầy, dầu béo và các chất đường.

Toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ… Cả lá và hạt mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật…

Theo YHCT, mã đề có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu. Dùng trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu, tiểu vàng, đỏ, tiểu ra máu, viêm gan, mật, viêm loét dạ dày, tá tràng. Liều lượng, ngày 10-16g, dạng nước sắc.

Một số chứng bệnh thường dùng mã đề

– Trị sỏi tiết niệu, viêm nhiễm đường tiết niệu: mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g, kim tiền thảo 40g, trạch tả uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày một thang trước bữa ăn.

– Trị viêm gan cấp tính: mã đề, hạ khô thảo, mỗi vị 20g, nhân trần 40g, đại phúc bì 16g, đẳng sâm 12g, sắc uống ngày một thang.

– Trị viêm gan mạn tính: mã đề, phục linh, trạch tả, bạch truật, mỗi vị 12g, nhân trần 20g, đẳng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g, trư linh 8g. Sắc uống, ngày một thang.

– Trị viêm cầu thận cấp tính, mã đề 16g, thạch cao 20g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g, mộc thông 8g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

nước pha mã đề

– Đi tiểu ra máu: Lá mã đề 12g và lá ích mẫu 12g. Mang lấy giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

– Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Hạt mã đề đem ra giã nát vụn cho đến khi thành bột, dùng khăn vải sạch thật sạch rồi bao vào, cho vào đấy 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ đi bả , cho vào thành phẩm ấy 3 cốc hạt kê rồi nấu thành cháo để ăn lúc đói. Uống loại thuốc này  nhiều có tác dụng làm mát người, hay có khi giúp mắt sáng hơn .

Những lưu ý gì khi sử dụng cây mã đề

Tuy nhiên, người dân không thể sử dụng tùy tiện cây mã đề để giải khát. Loại cây này có một tác dụng đặc biệt đó là nó rất lợi tiểu. Tuy nhiên điều đó cũng mang lại tác dụng có khi không đáp ứng được cho người sử dụng.

Phụ nữ đang trong chu kỳ mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu ). Tuyệt đối không nên dùng nước mã đề uống. Vì điều này có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu hay có thể là suy thận mạn tính đặc biệt tuyệt đối không nên dùng loại cây này với bất kỳ mục đích gì. Người khỏe mạnh, hay một người có sức khỏe bình thường hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối bởi vì điều này sẽ làm ta dậy đi tiểu vào ban đêm.

Nguồn: Thaythuocvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *