Cây quế và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Cây quế và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Cây quế tên thường gọi là quế chi, quế đơn. Tên khoa học: Cinnamon. Quế là một vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc dân gian của Việt Nam. Quế là một nhánh nhỏ của cây quế được thu hái từ thân cây quế, được sử dụng làm thuốc trong nhiều liệu pháp để điều trị các bệnh thương hàn, phụ khoa, bệnh đường tiêu hóa, bệnh xương khớp và các bệnh khác. Để hiểu rõ hơn về đặc tính cũng như dược tính, công dụng cũng như tác dụng chữa bệnh của loại thảo dược này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết chi tiết dưới đây.

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Quế chi là cây thân gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 10 – 20cm. Thân có vỏ nhẵn, màu nâu nhạt. Lá mọc so le, cuống ngắn, lá cứng và giòn, không có răng cưa. Lá hình thuôn dài, màu xanh sẫm, mặt bóng. Mỗi lá có 3 gân, gân lá màu vàng và hiện rõ.
Hoa mọc thành cụm ở nách lá hoặc ở ngọn của cành. Hoa quế chi có màu trắng hoặc vàng nhạt. Hoa nhỏ, mỗi hoa có 4 cánh, nhị màu vàng đậm. Quả hạch, hình trứng, khi chín có bề mặt nhẵn và có màu nâu tím.
Mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 6 – 8, quả mọc vào tháng 10 – 12 đến tháng 2 – 3 năm sau.

hoa quế

Phân bố

Quế chi mọc nhiều ở các địa phương của nước ta, bao gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh… Mô tả thực vật: Quế chi là cây gỗ lớn cao khoảng 10-20m. Vỏ thân nhẵn. Lá cuống ngắn, mọc so le, có 3 gân hình cung. Cụm hoa hình chùm xim thường mọc ở nách lá.

Tác dụng dược lý hiện đại

Thành phần hóa học chính của quế chi là tinh dầu, trong đó chiếm chủ yếu là camphen và Andehit xinamic.

Vị thuốc quế chi có tác dụng giãn mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu. Sử dụng quế chi giúp thoát mồ hôi, giải nhiệt và giảm các triệu chứng sốt.

Giảm đau: vỏ quế tác động lên trung khu cảm giác ở não, nâng cao ngưỡng đau. Các dược chất trong quế chi còn có khả năng làm giãn mạch giảm co thắt mạch, giảm các chứng đau đầu, đau bụng.

Đối với tiêu hóa: Vị thuốc làm tăng dịch vị, tăng tiết nước bọt, kích thích tiêu hóa.

Tác dụng kìm hãm virus và nấm: Theo các nghiên cứu khoa học, nước sắc quế chi có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của nấm và virus cúm gây bệnh. Ngoài ra, cồn quế còn có tác dụng sát khuẩn rõ rệt trên tụ cầu vàng và trực khuẩn thương hàn.

Theo y học cổ truyền

Công năng: Giảm hội chứng ngoại sinh, tăng tiết mồ hôi, hoạt huyết, trừ hàn, làm ấm kinh lạc.
Chỉ định: Dùng cho thể phong hàn của hội chứng ngoại cảnh, thể phong hạn của hội chứng hư, dương hư ở tâm và tỳ, dương suy ở ngực, đau khớp do nhiễm phong,…

Tác dụng theo Đông y

Quế chi có vị ngọt đắng, mùi thơm, tính ấm. Qui kinh: Tâm, phế và bàng quang. Vị thuốc quế chi có tác dụng giải cảm tán hàn, chỉ thống thông kinh, hành huyết lợi tiểu.

Chủ trị

Giải cảm, tăng tiết mồ hôi, trừ hàn.

Các trường hợp đau đầu, mất ngủ, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, kinh nguyệt không đều. Dùng để sát khuẩn trong một số ít trường hợp.

Cách dùng

Sắc lấy nước uống.

Hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác:

Vị thuốc quế chi cùng ma hoàng làm tăng tác dụng tăng tiết mồ hôi của quế.

Dùng Quế chi kết hợp Bạch thược, Đương quy giúp thông kinh hoạt huyết điều trị kinh nguyệt không đều, tắc kinh do hư hàn.

quế khô

Quế chi kết hợp với bạch thược hay phụ tử trị đau khớp do nhiễm phong hàn…

Dùng: 2 – 12g quế. Tùy theo thể trạng và bệnh lý mà tăng giảm liều lượng.

Không dùng vị thuốc quế chi cho bệnh sốt nóng cao, các trường hợp âm hư dương thịnh, kinh nguyệt ra nhiều, phụ nữ có thai.

Nguồn: Thaythuocvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *