Chia sẻ bí quyết vận động đúng cách cho người cao tuổi

Ngày nay, sức khỏe người cao tuổi là vấn đề rất được quan tâm. Đặc biệt, trước sự tấn công mạnh mẽ của Covid-19 vào đối tượng là người cao tuổi, chúng ta không thể chủ quan trong việc chăm sóc và hỗ trợ cho những người cao tuổi trong gia đình mình. Và một trong những cách giúp tăng sự dẻo dai và đề kháng cho người cao tuổi chính là sự vận động. Và bí quyết vận động đúng cách cho người cao tuổi chính là thực hành các bài tập đi bộ nhẹ nhàng hoặc chơi các môn thể thao cầu lông, bóng bàn,…
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người cao tuổi cho rằng bản thân đã có tuổi cần phải được nghỉ ngơi, dưỡng sức. Và việc tập luyện sẽ khiến cơ thể bị đau nhức thêm hoặc hao mòn cơ thể. Thay đổi hoàn toàn quan điểm này, đã có rất nhiều các bài tập thực hành được đưa ra để giúp người cao tuổi tập luyện và duy trì sự dẻo dai cho cơ thể. Thực tế nếu người cao tuổi không thường xuyên vận động, sẽ có rất nhiều nguy hại cho cả sức khỏe cũng như sự trường thọ cả về thể xác lẫn tinh thần.
Áp dụng bài tập thử nghiệm vận động cho người cao tuổi
Để đánh giá cường độ tập của bản thân, các cụ thử áp dụng các thử nghiệm sau: đi bộ từ dưới nhà lên tầng 4 với nhịp độ bình thường và không nghỉ giữa chừng, nếu khi lên đến tầng 4 mà vẫn thở nhẹ nhàng và không có cảm giác khó chịu thì trình độ luyện tập thể lực là trên trung bình, nếu thấy khó thở là trung bình, rất khó thở và cảm thấy mệt mỏi khi lên đến tầng 3 là kém.
Có thể đánh giá chính xác hơn kết quả của thử nghiệm này; theo sự thay đổi nhịp tim trước khi lên cầu thang và ngay sau khi lên tầng 4. Nếu đến tầng 4 mà mạch dưới 100-120 lần/phút là tốt, 120- 140 lần/phút là trung bình, còn trên 140 lần/phút là kém. Tốt nhất là đếm trong 10 giây đầu rồi nhân 6 (vì số mạch giảm nhanh theo thời gian, đếm dài hơn sẽ không đánh giá chính xác).
Phương pháp đi bộ theo thể trạng cơ thể
Đi bộ: Một biện pháp có hiệu lực để tăng cường sức khỏe tốt nhất với hệ tim – mạch. Đi chậm dưới 70 bước/ phút : áp dụng cho người yếu; người sau khi mới khỏi bị nhồi máu cơ tim. Đi bộ trung bình: từ 71 – 90 bước/phút (khoảng 3 – 4 km/giờ): áp dụng cho người có bệnh tim mạch nhẹ. Đi bộ nhanh 91 – 110 bước/phút (tốc độ 4,5 km/giờ) áp dụng cho người khỏe mạnh. Nhưng không phải mọi người khỏe mạnh đều chịu đựng nhịp độ này trong thời gian dài. Đối với các cụ không có bệnh tim có thể đi bộ ở mức trung bình cao là khoảng 100 bước/phút. Đây được xem là một trong những bí quyết vận động đúng cách; được nhiều người lớn tuổi áp dụng.
Phương pháp vận động chạy chậm và bơi
Chạy chậm: Nguyên tắc cơ bản của chạy chậm là luyện tập phù hợp với sức khỏe dự trữ. Không gắng sức, không bao giờ thi chạy với người khác; luôn luôn duy trì nhịp độ chạy thích hợp của mình. Nếu thấy còn sức thì tăng khối lượng vận động; bằng kéo dài khoảng cách chứ không tăng nhịp độ chạy. Không ngại và không sợ phải nghỉ một chút nếu cần. Những người mới bắt đầu chạy, trong khoảng 2-3 tháng đầu không nên chạy quá 5-6 phút. Với sự tự cảm tốt và hiệu quả tập luyện bước đầu khá; thì có thể tăng thời gian chạy nhưng không quá 10 phút. Ngoài ra Bơi: Ở những nơi có điều kiện, bơi là phương pháp rèn luyện toàn diện và thích hợp nhất. Với người già nên bơi chậm, bơi trong thời gian ngắn.
Các cụ có thể tự xác định xem mình có thể tập ở mức độ nào? Phải lượng sức mình mà luyện tập theo mức độ nặng nhẹ khác nhau; có thể chia các nhóm theo tuổi, giới tính, tình hình luyện tập trước đó. Mức hoạt động khi luyện tập sẽ cao hơn; đối với những người tương đối trẻ và thấp hơn đối với người nhiều tuổi. Mọi lứa tuổi đều có thể bắt đầu bằng các bài tập thể dục buổi sáng; bài tập dưỡng sinh tại các câu lạc bộ ngoài trời.
Nguồn: tuoitre.vn