Dịch Covid đẩy mối quan hệ giữa con người trở nên ngày càng xa

Dịch Covid đã đem lại nhiều ảnh hưởng cho đời sống của chúng ta. Có thể kể đến việc người dân phải bắt buộc cách ly ở nhà. Những hoạt động tụ tập đông người cũng bị yêu cầu hạn chế. Việc giãn cách xã hội đã khiến cho mối quan hệ giữa con người với con người thay đổi ít nhiều. Nhiều người nhận thấy bản thân gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác. Những hành động giao tiếp vốn chừng rất đỗi bình thường. Nhưng sau những đợt giãn cách xã hội kéo dài, lại trở thành những hành động khá “bất thường”. Mọi người thường có thái độ khá ngượng ngùng, và lảng tránh thực hiện những hành vi đó trong đời sống.
Dưới đây là một số trải nghiệm mà nhiều người dễ cảm thấy căng thẳng nhát khi gặp phải trong thời kỳ hậu đại dịch.
Giao tiếp mắt
Trong thời gian giãn cách xã hội, phần lớn chúng ta chỉ giao tiếp bằng mắt với gia đình, thu ngân ở siêu thị và đồng nghiệp.Nhưng điều đó thường xảy ra qua màn hình điện tử. Do đó, khi gặp người lạ, bạn có thể rơi vào tình trạng muốn né ánh mắt họ bằng cách nhìn xuống.
Theo Jane Webber, phó giáo sư chuyên về sang chấn, căng thẳng và kỹ năng đối phó ở Đại học Kean, New Jersey đã đưa ra biện pháp. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn hãy cố gắng nở một nụ cười. Cho dù nụ cười đó nhẹ như nụ cười của Mona Lisa. Điều đó sẽ khiến người đối diện cảm thấy thoải mái và cười lại với bạn. Giao tiếp mắt là thứ dễ dàng làm quen lại nhất bởi ánh mắt kết nối con người và thể hiện sự quan tâm dành cho nhau
Ở giữa đám đông
Các đám đông sẽ xuất hiện trở lại ở những địa điểm công cộng, trái ngược hẳn với quang cảnh vắng vẻ trong thời gian giãn cách xã hội. Webber dạy học trò về “vòng tròn bảo vệ”. “Chúng tôi để một sợi dây hoặc ruy bằng trên sàn, sau đó hỏi từng người rằng vòng tròn lớn cỡ nào thì họ đủ thấy an toàn trong đám đông”, nữ chuyên gia giải thích. “Hầu hết mọi người đều nói họ cần không gian ở phía trước và hai bên”.
Một khi đã xác định khoảng không gian mình cần, hãy dùng khuỷu tay, chân hoặc một đồ vật nào đó như túi mua sắm, xe đẩy đồ ở siêu thị để tạo ra khoảng không gian đó. Nếu cần người khác tôn trọng ranh giới của mình, hãy nói nhẹ nhàng rằng: “Tôi cần không gian”.
Nếu trở nên lo lắng quá mức, Webber khuyên bạn hãy hít thở sâu. Hãy tự nhủ: “Chỉ vài phút nữa là mình thoát khỏi đây”.
Bắt tay và ôm
Trải qua thời gian giãn cách xã hội, việc bắt tay dễ khiến chúng ta giật mình bởi lo ngại lây nhiễm mầm mống bệnh tật. Nếu không thích bắt tay, bạn hãy chuyển sang vẫy tay. Hoặc chạm khuỷu tay với người kia. Bạn có thể thẳng thắn chia sẻ rằng bạn vẫn còn một chút lo lắng. “Như thế, bạn vẫn xây dựng được kết nối mà đối phương có thể hiểu và cảm thông”, Webber nói.
So với bắt tay, cái ôm có lẽ còn đáng sợ hơn. Theo Webber, sau đại dịch, không phải ai cũng sẵn sàng nhận cái ôm từ người khác, bất kể trước kia họ thích động chạm thế nào. Nếu bạn hoặc ai đó thèm ôm mà vẫn ngại dịch bệnh, hãy thử “cái ôm cánh bướm”, tức là vắt chéo tay, tự chạm và vỗ nhẹ vào hai bên vai mình.
Tán tỉnh và hẹn hò
Đại dịch khiến bạn đặt ra nhiều câu hỏi trước khi bắt đầu tìm hiểu ai đó. Bạn sẽ thắc mắc liệu người đó đã tiêm vaccine chưa. Hay liệu họ có sẵn sàng tuân thủ các quy định bảo vệ sức khỏe không. Những quy định như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách,… có sự ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ giữa con người.
Theo Bufka, những câu hỏi này thực sự quan trọng. Bởi nếu chung quan điểm, hai người có khả năng ở cạnh nhau lâu hơn. Hãy chia sẻ về những điều bạn làm trong đại dịch và hỏi người kia xem họ có gì khác. Lưu ý, cố gắng trò chuyện nhẹ nhàng, khiêm tốn và không phán xét, cho dù bạn có muốn mối quan hệ đi xa hay không.
Nếu lo lắng về tiếp xúc thể xác, hãy chia sẻ điều đó với đối phương. Ví dụ: “Đã lâu rồi không hôn người khác nên tôi đã quên mất hôn thế nào rồi”. Trường hợp chưa muốn gặp gỡ trực tiếp, bạn có thể trao đổi tài khoản mạng xã hội hoặc số điện thoại. Hẹn hò online là một trong những xu hướng thịnh hành trong mùa dịch này.
Chia sẻ không gian công cộng
Hãy tưởng tượng đang ngồi trên băng ghế và một người khác ngỏ ý muốn ngồi cạnh, bạn sẽ đồng ý hay không đồng ý? Nếu thực sự không muốn, bạn có thể từ chối bằng cách xin lỗi và nói rằng mình chưa được tiêm phòng. Nếu đã được tiêm vaccine, hãy tự hỏi bản thân xem điều bạn lo lắng có nguy cơ xảy ra không rồi trả lời.
Sau đợt dịch covid, nhiều người cảm thấy không còn thoải mái khi phải sử dụng không gian công cộng. Những địa điểm vốn dĩ náo nhiệt và nhiều người qua lại như quảng trường, thư viện, quán cà phê,… Bây giờ lại vắng tanh. Bạn có thể đánh giá không gian công cộng, liệu nó còn đủ không gian an toàn cho mỗi người hay không? Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, bạn hoàn toàn có thể rời đi.
Giúp đỡ người khác
Nếu ai đó nhờ bạn khởi động xe, liệu bạn có làm không? Chúng ta biết, các tiếp xúc gần gũi và trực tiếp có nguy cơ lây nhiễm virus cao nhất. Kể cả khi chúng ta đã đeo khẩu trang. Nhưng trong những trường hợp cần thiết, chúng ta cũng cần giúp đỡ những người xung quanh mình. Giúp đỡ lẫn nhau là việc cần thiết để giữ vững mối quan hệ giữa con người với nhau.
Theo Jacqueline Gollan, giảng viên Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern đưa ra giải pháp. Bạn hãy đơn giản hóa những tình huống này bằng cách làm theo các hướng dẫn an toàn. Bạn hãy chuẩn bị sẵn nước rửa tay và khẩu trang. Đồng thời tự đánh giá xem nỗi lo của mình có hợp lý không.
Đi làm đẹp
Sau đại dịch, các dịch vụ như làm đẹp và massage có thể không thư giãn như trước nữa. Hãy hỏi cửa hàng xem họ có những biện pháp phòng dịch nào? Và hãy chọn nơi đủ an toàn theo tiêu chuẩn của bạn.
Sau đại dịch, cho dù có vaccine, con người vẫn sẽ e dè một số chuyện. Kể cả đối với những chuyện đơn giản như bắt tay, đi ăn tiệm. “Những gì vốn quen thuộc nay chẳng còn quen thuộc nữa”, Lynn Bufka, chuyên gia từ Hiệp hội Tâm lý Mỹ nhận định. Theo bà, từ khi đại dịch xảy đến, người dân khắp nơi trên thế giới phải tuân theo hàng loạt quy tắc an toàn. Nên khi cuộc sống được “mở” trở lại, ai cũng cần thời gian thích nghi.
Nguồn: vnexpress.net