Hành trình tìm kiếm thành phố cổ đại 3000 năm lớn nhất Ai Cập

Ông Zahi Hawass – 1 nhà Ai Cập học nổi tiếng – đã công bố phát hiện ra thành phố Ai Cập cổ đại dưới cát cách đây 3000 năm. Thành phố này thuộc Vương triều thứ 18 dưới trị vì của vị Pharaoh Amenhotep III. Sự kiện này là trở thành 1 trong những phát hiện quan trọng của giới khảo cổ. Đây là thành phố Ai Cập cổ đại có diện tích lớn nhất được phát hiện. Nơi này có cấu trúc bằng gạch bùn xuất hiện ở mọi hướng. Độ nguyên vẹn của di tích được đánh giá cao khi những bức tường không đổ vỡ nhiều qua thời gian. Và bên trong căn phòng vẫn còn những dụng cụ sinh hoạt thường ngày của người Ai Cập cổ. Phongsuxahoi sẽ dẫn bạn tìm hiểu điểm đặc biệt và kỳ thú của thành phố cổ 3000 năm này nhé.
Hành trình phát hiện thành phố 3000 năm dưới cát
Theo nhà Ai Cập học nổi tiếng Zahi Hawass, người từng đứng đầu Bộ Cổ vật Ai Cập. Đồng thời là người chịu trách nhiệm công bố phát hiện này. Thành phố trên được xây dựng vào thời kỳ trị vì của pharaoh Amenhotep III. Vị Pharaoh thuộc Vương triều thứ 18 (từ năm 1388 – 1351 TCN) và đã phát triển thịnh vượng trong nhiều thập kỷ cho tới sau triều đại của pharaoh Tutankhamun (từ năm 1332 – 1323 TCN).
Việc phát hiện ra thành phố hơn 3.000 năm từng bị chôn vùi trong cát này rất đặc biệt. Phát hiện này được coi là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất kể từ khi lăng mộ của pharaoh Tutankhamun được tìm thấy. Theo ông Zahi Hawass, đây là thành phố cổ đại lớn nhất, còn được biết đến với tên gọi Aten. Thành phố được phát hiện trong một vài tuần khai quật bắt đầu từ tháng 9/2020.
Giá trị khảo cổ của thành phố cổ đại
“Phát hiện về thành phố mất tích này là phát hiện khảo cổ học quan trọng thứ hai kể từ khi lăng mộ vua Tutankhamun được tìm ra”, Betsy Brian, giáo sư về Ai Cập học tại Viện John Hopkins, Đại học Baltimore, Mỹ đánh giá. Bà Betsy Brian bình luận thêm về giá trị của di tích này. Bà nói: “Thành phố này cho chúng ta cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống của người Ai Cập xưa“. Vào thời điểm vương triều này ở giai đoạn cực thịnh.
Quá trình khai quật cũng cho thấy một số lượng lớn các phát hiện khảo cổ giá trị như đá quý, bình gốm, bùa hộ mạng hình bọ hung và những viên gạch bùn. Đội ngũ khảo cổ bắt đầu quá trình khai quật ở bờ tây của Luxor. Gần Thung lũng Vương gia, cách thủ đô Cairo 500km về phía nam.
Điểm đặc biệt của thành phố
“Trong vài tuần, điều khiến đội ngũ của chúng tôi bất ngờ nhất là những cấu trúc được xây dựng bằng gạch bùn xuất hiện ở tất cả các hướng. Những gì họ phát hiện ra là một thành phố lớn trong điều kiện bảo quản tốt với những bức tường gần như nguyên vẹn và những căn phòng chứa đầy các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày”, ông Hawass cho hay.
“Nhiều nhóm nghiên cứu nước ngoài đã tìm kiếm thành phố này nhưng chưa bao giờ tìm thấy nó”. Ông Hawass cho biết; công việc khảo cổ vẫn đang diễn ra. Và đội ngũ của ông “dự kiến sẽ phát hiện được thêm những lăng mộ còn nguyên vẹn chứa đầy các kho báu”. Ai Cập đang nỗ lực quảng bá di sản cổ xưa nhằm làm sống dậy ngành du lịch. Ngành vốn trì trệ trong nhiều năm qua do bất ổn chính trị và gián đoạn do đại dịch Covid-19.
Kết luận
Phát hiện này giúp các nhà khảo cổ học dường như được tiếp cận thêm với nguồn dữ liệu và kiến thức mới về nền văn minh cổ đại, và việc khám phá về một thành phố cổ rộng lớn đã giúp họ biết thêm về cuộc sống của người dân trong Thời kỳ Hoàng kim (the Golden Age) của quốc gia này. Hawass nói rằng, mỗi một tấc đất hay mỗi một hạt cát trong thành phố này đều sẽ kể lại câu chuyện những người đã từng sinh sống tại đây, về cuộc sống hằng ngày đã diễn ra như thế nào trong thời kỳ Ai Cập cổ nói chung và Thời kỳ Hoàng kim nói riêng, đặc biệt là khi Ai Cập nắm vị thế “cai trị” toàn thế giới.
Đây là thành phố lớn nhất được phát hiện từ thời Ai Cập cổ đại. Và mới chỉ mới được khai quật một phần. Các đồ tạo tác bao gồm nhẫn, vảy và đồ gốm màu (đã được xác nhận niên đại) thuộc triều đại Amenhotep III – vị Pharaoh cai trị Ai Cập trong khoảng thời gian từ 1391 – 1353 trước Công nguyên.
Nguồn: vov.vn