Hệ thống khí hậu trên toàn cầu không thể thiếu đại dương

Đại dương trước giờ luôn thực hiện vai trò hấp thụ 1 lượng nhiệt lớn trên Trái Đất. Chúng tạo ra tác động thay đổi nhiệt độ. Chuyển nhiệt từ vùng ấm sang vùng lạnh nhờ độ phân bố rộng rãi của đại dương trên bề mặt Trái Đất. Đại dương làm nhiệm vụ giải phóng nhiệt và độ ẩm cho khí quyển. Chính vì vậy khả năng hấp thụ nhiệt của vùng nước biển là rất lớn. Chức năng này giúp chúng đủ khả năng điều hòa lại lượng nhiệt độ gia tăng mỗi ngày trên Trái Đất. Cùng phongsuxahoi theo tìm hiểu về vai trò quan trọng này của đại dương đối với Trái Đất nhé.
Khả năng hấp thụ nhiệt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu cách đại dương tương tác với các phần khác của hệ thống khí hậu Trái Đất gồm đất, khí quyển, băng biển và các sinh vật sống. Hệ thống khí hậu kết nối đất đai, khí quyển, đại dương và sự sống trên Trái Đất.
Khả năng hấp thụ nhiệt lớn là một trong những chức năng quan trọng của đại dương. Trong nửa sau của thế kỷ 20; có hơn 4/5 tổng lượng nhiệt gia tăng của toàn Trái Đất đã được hấp thụ; ước tính là do các đại dương trên thế giới thực hiện điều này.
Quá trình hấp thụ
Các dòng hải lưu vận chuyển nước ấm đến những vùng ở vĩ độ cao, tại đó sự mất nhiệt tiếp tục xảy ra và nước trở nên đặc hơn, dẫn đến sự pha trộn các dòng đối lưu. Sự hình thành của băng trên biển làm lạnh nước một cách hiệu quả và làm cho nước mặn hơn, tạo ra các vùng nước đáy lạnh, dày đặc lan truyền qua các đại dương trên thế giới như một phần của hoàn lưu nhiệt. Lớp phủ băng cách nhiệt nước và ngăn cản sự tương tác trực tiếp với khí quyển vào mùa đông; nó cũng có suất phản chiếu cao hơn so với vùng nước có mặt thoáng tối.
Khí hậu tạo điều kiện cho các sinh vật sống trên đất liền và dưới biển. Đồng thời, sự sống trên Trái Đất tác động đến khí hậu. Thực vật phù du trên biển làm thay đổi nồng độ khí nhà kính và sol khí trong khí quyển. Nghiên cứu chú trọng vào sự kết hợp vật lý của đại dương với khí quyển (tương tác không khí – biển), với đất liền (tương tác đất – đại dương) và với băng biển ở các vùng cực (đại dương – băng quyển); ảnh hưởng của môi trường vật chất đến sinh vật biển (đại dương – sinh quyển).
Ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp
Do đặc tính dễ hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt của nước, nền công nghiệp tư bản của con người đang đun sôi các đại dương nóng lên trước, thiêu rụi các “cánh rừng dưới đáy biển”, cùng lúc đó vơ vét đánh bắt mọi loài hải vật, và tiếp tục là xả thải, vứt rác, nhấn chìm chất thải xuống biển.
Một nghiên cứu khoa học khác được đăng trên tạp chí Science đầu tháng 3 cũng cho biết rằng, vì các hệ quả của biến đổi khí hậu, lượng cá biển đang giảm sút nghiêm trọng trong vài thập kỷ tới, gây cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về thực phẩm cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Theo thống kê của các tác giả nghiên cứu, tổng sinh khối các loài cá ở các vùng biển đã mất 4,1% trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 2010 do nhiều lý do. Trong đó nguyên nhân chính là đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu.
Nguồn: vtv.vn