Ích Mẫu – Công Dụng – Liều Dùng – Kiêng Kỵ

Đông y cho rằng ích mẫu là vị đắng, tính mát, vào kinh can, can, vị nên có tác dụng thông huyết, tán ứ huyết ứ, tái sinh (tiêu kiệt, sinh huyết mới), thoát ứ. Nó cũng có thể là một vị thuốc, có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều. Ích mẫu hay còn gọi là cây chói lọi, cây đỏ tía. Cây thuốc nam được nhiều người biết đến với công dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh và các bệnh phụ khoa khác. Ngay cái tên “ích mẫu” đã nói lên rằng đây là một vị thuốc quý đối với phụ nữ. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về loại thuốc nam quen thuộc này. Với bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về công dụng của ích mẫu nhé.
Mô tả cây ích mẫu
Đặc điểm của cây ích mẫu
Đây là cây thân thảo có chu kỳ sống kéo dài từ 1 đến 2 năm có chiều cao từ 0.6 đến 1m. Toàn thân hình vuông, ít phân nhánh, có phủ lông nhỏ, ngắn. Phần lá mọc đối và có sự khác nhau ở từng phần: phần lá gốc có cuống dài lá ở thân có cuống ngắn hơn, còn lá trên cùng hầu như không có cuống. Phần hoa thường mọc ở kẽ lá, quả thì nhỏ 2 cạnh có màu xám nâu. Mùa hoa thường rơi vào từ tháng 3 đến tháng 5 và kết quả vào khoảng tháng 6 và tháng 7.
Phân bố
Cây tập trung chủ yếu ở các bãi cát, mọc hoang. Loại cây này tập trung nhiều ở một số tính của Trung Quốc như: An Huy, Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hà Nam, Hồ Bắc, Liêu Ninh, Mông Cổ, Sơn Tây,… Ngoài ra còn có ở một số nước như Thái Lan, Việt Nam, Triều Tiên,… Khu vực Nam Mỹ, Bắc Mỹ và châu Phi.
Nhận biết cây ích mẫu
Cây ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.), họ Bạc hà (Lamiaceae) là cây thuộc thảo sống hàng năm, cao độ 0,5-1m. Thân đứng, hình vuông, có rãnh dọc.
Lá mọc đối có cuống dài, lá ở gốc gần như tròn, lá giữa dài, xẻ sâu thành thùy hẹp, các thùy có răng cưa nhọn.

Cụm hoa thành những vòng dày đặc ở kẽ lá. Tràng hoa màu trắng hồng, hoặc tím hồng.
Quả nhỏ, 3 cạnh, nhẵn.
Là cây mọc hoang hoặc được trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc ở nhiều địa phương trong cả nước; có nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình…
Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây trên mặt đất và hạt (sung úy tử). Tùy theo cách sử dụng, có thể tiến hành chế với rượu, giấm… Thành phần hóa học chủ yếu của ích mẫu là alcaloid: leonurin, stachydrin, ngoài ra còn có flavonoid, rutin.
Các tác dụng chữa bệnh của cây ích mẫu
- Ích mẫu có tác dụng tăng co bóp tử cung cô lập của thỏ, tác dụng ngừa thai. Với thành phần leonurin có tác dụng tăng cường sức co bóp tim ếch cô lập; với huyết áp (mèo), lúc đầu hạ, sau bình thường; ngoài ra, ích mẫu còn tác dụng chống kết tập tiểu cầu, tác dụng tăng bài tiết nước tiểu.
- Theo YHCT , ích mẫu có tác dụng hành huyết thông kinh, lợi thủy tiêu thũng, thanh can nhiệt, ích tinh, giải độc.
- Dùng trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ huyết ứ đau bụng, hoặc mắt mờ, cao huyết áp, trị bệnh trĩ hoặc rò ở hậu môn.
- Liều dùng, ngày 8-16g, dạng thuốc sắc.
- Người huyết hư, huyết không bị ứ đọng, có thai không nên dùng.
- Hạt ích mẫu có tác dụng sáng mắt, ích tinh, hạ áp.
Một số chứng bệnh thường dùng ích mẫu
– Ích mẫu trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu, bạch đồng nữ, đồng lượng 12g, sắc uống, ngày một thang.
– Ích mẫu trị viêm thận gây phù: 40-100g sắc nóng hoặc phối hợp với xa tiền, bạch mao căn, đồng lượng 16g, sắc uống.
– Ích mẫu trị mắt đau, sưng đỏ: sung úy tử, cúc hoa, hạt muồng ngủ, hạt mào gà trắng, sinh địa, mỗi vị 10g, sắc uống.
– Ích mẫu giúp tử cung co hồi sau đẻ: ích mẫu 36g, đương quy 9g. Sắc uống, chia 3 lần trong ngày.
Nguồn: Thaythuocvietnam.vn