Không khỏi ám ảnh với những tai nạn tàu ngầm chấn động lịch sử hàng hải

Tàu ngầm là vũ khí quân sự quan trọng trong việc thu thập thông tin đối phương cũng như chiến đấu mạnh mẽ. Rất nhiều quốc gia đang nỗ lực trang bị, phát triển trong lĩnh vực tàu ngầm. Là một vũ khí quân sự mạnh mẽ là thế nhưng nó có một điểm yếu là gây khó khăn trong việc tìm kiếm nếu xảy ra sự cố mất tích. Mới đây nhất là tai nạn tàu ngầm của Indonesia mất liên lạc cùng 53 thủy thủ vào ngày 21 tháng 4 gần đảo Bali.
Nhắc đến vụ việc đau lòng này thì lịch sử hàng hải thế giới đã có không ít những ghi nhận về những thảm kịch liên quan đến tàu ngầm. Có nhiều vụ xảy ra rất bí ẩn, phải mất thời gian rất lâu để tìm ra lời giải. Cùng phongsuxahoi.com nhìn lại những vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc trong lịch sử hàng hải nhân loại.
Tàu ngầm ARA San Juan của Argentina
Ngày 15.11.2017, tàu ngầm ARA San Juan của Argentina mất tích không dấu vết tại vùng biển Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi Argentina. Sự việc xảy ra sau khi con tàu cùng 44 thủy thủ đoàn. Khi họ vừa rời căn cứ quân sự ở thành phố Ushuaia. Hướng về thành phố cảng Mar del Plata, phía đông nước này.
Thuyền trưởng tàu đã kịp thông báo về hiện tượng đoản mạch trong hệ thống ắc quy, gây ra do nước biển lọt vào ống thông hơi. Tàu ARA San Juan sau đó đã mất liên lạc hoàn toàn. Một năm sau, vào năm 2018, một công ty của Mỹ đã tìm thấy mảnh vỡ của tàu ngầm này tại độ sâu 900m ngoài khơi bờ biển Argentina. ARA San Juan là tàu ngầm chạy bằng diesel đã cũ. Được chế tạo ở Đức vào giữa thập niên 1980. Tuy nhiên, đã được lắp đặt hệ thống động cơ và ắc quy mới khoảng 5 năm trước khi mất tích. Thời điểm xảy ra tai nạn, tàu ARA San Juan đã quá thời hạn cho phép sử dụng.
Tàu ngầm lớp Ming của Trung Quốc
Tàu ngầm lớp Ming là một trong những tàu ngầm đầu tiên tại Trung Quốc, sử dụng động cơ điện diesel. Tàu ngầm số hiệu 361 đi vào hoạt động từ năm 1995, cùng với 3 tàu ngầm lớp Ming khác. Đây đều là thành viên đội tàu ngầm số 12 thuộc Hạm đội Biển Bắc đóng quân ở tỉnh Liêu Ninh. Năm 2003, 70 sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Trung Quốc đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn trên tàu ngầm lớp Ming số hiệu 361 đang tập trận. Chính phủ Trung Quốc sau đó thừa nhận nguyên nhân dẫn đến thảm kịch là do ”lỗi kỹ thuật”.
Theo tờ Wen Wei Po cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc 361 đã hết nhiên liệu. Trong khi mực nước lên cao khiến ống thông hơi đóng lại. Trục trặc kỹ thuật xảy ra khiến thiết bị này không thể vận hành như bình thường. Tuy nhiên, động cơ diesel lại không ngừng hoạt động. Do vậy đã tiêu thụ hầu hết không khí trong tàu ngầm chỉ trong 2 phút. Và thủy thủy trên tàu chết ngạt do động cơ diesel của chính phương tiện này.
Tàu ngầm Minerve của Hải quân Pháp
Gần đây nhất, vào năm 2019, Hải quân Pháp đã tìm thấy tàu ngầm của nước này mất tích bí ẩn ở Địa Trung Hải. Sự việc xảy ra hơn 50 năm trước về trước. Con tàu được tìm thấy ở độ sâu 2.370 m tại vị trí cách thành phố Toulon của Pháp 45 km. Nó đã bị vỡ thành 3 mảnh. Ngày 27.1.1968, Minerve – tàu ngầm điện diesel lớp Daphné – đã mất tích ngoài khơi bờ biển phía nam nước Pháp cùng với 52 thủy thủ trên tàu trong khi đang tập trận với một máy bay quân sự. Các nhà chức trách đã triển khai chiến dịch tìm kiếm. Huy động hàng chục tàu thuyền, máy bay, trực thăng cùng 1 tàu lặn. Nhưng kết quả trả về lại không khả quan.
Các phân tích dữ liệu sau này cho thấy, có khả năng tàu đã bị nổ khi chìm xuống đáy biển. Nguyên nhân chìm tàu vẫn chưa được công bố. Nhưng các chuyên gia cho rằng có thể tàu Minerve đã bị trục trặc bánh lái. Gây va chạm với tàu khác hay trúng tên lửa hoặc ngư lôi.
Thảm kịch tàu ngầm Kursk
Nổi bật nhất trong các vụ tai nạn tàu ngầm là vụ chìm tàu Kursk – niềm tự hào của Hạm đội phương Bắc của Nga. Kursk là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Oscar-II của hải quân Nga. Khoảng 11 giờ 30 ngày 12.8.2000, tàu ngầm này đang diễn tập bắn đạn giả trên biển Barents thì bị chìm. Một cuộc điều tra sau đó cho thấy một quả ngư lôi siêu hạng nặng Type 65-76A của tàu ngầm đã phát nổ, kích nổ tất cả những quả khác. Điều đặc biệt ở đây là tàu Kursk được xác định vị trí ngay khi gặp nạn. Mặc dù những biện pháp ứng cứu được áp dụng nhanh chóng. Nhưng kết quả là toàn bộ 118 thủy thủ trên tàu đều thiệt mạng.
Hơn 20 năm qua, rất nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra. Nhiều người cho rằng thảm họa xảy ra do có lỗi trong phần thiết kế. Hoặc nguyên dân có thể do Nga đã vi phạm những quy định bảo dưỡng vũ khí. Cùng có rất nhiều giả thuyết khác được đưa ra. Nhưng theo kết luận cuối cùng của Ủy ban Điều tra của Chính phủ Nga, nguyên nhân của vụ chìm tàu là do một vụ nổ xảy ra trong khi tàu đang chuẩn bị phóng thủy lôi vào một mục tiêu giả định khi tập trận.
Tàu ngầm hạt nhân của Nga
Tháng 11.2008, một tàu ngầm hạt nhân của Nga đang thử nghiệm ở Thái Bình Dương thì gặp sự cố lúc 20h30 ở vùng biển ngoài khơi thành phố Vladivostok. Khi sự cố xảy ra, trên tàu có 208 người, gồm 81 quân nhân. Nguyên nhân được xác định là khi hệ thống chữa cháy vô tình bị kích hoạt. Khí độc fleon theo đó mà lan ra. Hậu quả khiến ít nhất 20 người thiệt mạng do ngộ độc. Và 21 người khác may mắn sống sót nhưng bị thương. Đây được đánh giá là thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất của Nga sau vụ chìm tàu ngầm Kursk.
Theo những người sống sót cho biết các nạn nhân hoàn toàn bị bất ngờ. Hệ thống còi báo chỉ vang lên khi khí dập lửa tràn vào khoang tàu. Nên họ đã không nhận được báo động kịp thời. Một số người không kịp đeo thiết bị cung cấp dưỡng khí và chết ngạt.
Nguồn: laodong.vn