Mẹo giao tiếp – Những câu hỏi nên tránh khi mới bắt chuyện làm quen

Mẹo giao tiếp – Những câu hỏi nên tránh khi mới bắt chuyện làm quen

Con người luôn có nhu cầu giao tiếp và mở rộng mạng lưới xã hội của mình. Nhưng không phải ai cũng có khiếu ăn nói hay dễ dàng gặp được một người hợp cạ. Làm thế nào để cuộc nói chuyện làm quen không khiến cả hai bên trở nên ngượng ngùng. Hay tệ hơn là có ác cảm với đối phương. Hãy cùng xem đọc bài viết dưới đây. Bài viết chỉ ra những câu hỏi, chủ đề nên tránh mang vào khi mới bắt chuyện làm quen với ai đó. Và hơn hết, hãy dùng khả năng quan sát, phán đoán tình huống của mình để áp dụng một cách linh hoạt những mẹo dưới đây vào đời sống nhé!

Những câu hỏi về tuổi tác

Trừ phi việc hỏi tuổi là bắt buộc để tiện cho xưng hô, bạn không nhất thiết nên hỏi về tuổi của ai đó. Khi chúng ta đến tuổi trưởng thành, tuổi tác không còn chỉ là một con số. Nó có thể là thước đo cho việc bạn đã thành công thế nào, “có tuổi” thế nào. Nhiều người sẽ đánh giá kinh nghiệm và năng lực của người khác qua tuổi. Mặc dù điều đó đôi khi không hoàn toàn đúng.

Một số người sẽ có vẻ ngoài không đúng với số tuổi của họ. Và họ sẽ không muốn bị người khác đưa ra nhận xét về vẻ ngoài của mình khi so với độ tuổi. Vì vậy, tuổi tác hoàn toàn là một phạm trù nhạy cảm mà bạn nên tránh.

Bạn học trường đại học nào?

Việc bạn đặt ra câu hỏi này cho đối phương đồng nghĩa với việc bạn đặt họ vào vị trí phải là người có học vị đại học. Trong trường hợp họ không tốt nghiệp bất cứ trường đại học nào và không có một tấm bằng đại học thì tình huống này vô cùng khó xử với họ.

Ở thời đại bây giờ, đúng là đại học đã trở thành cấp học phổ biến ở lứa tuổi 20. Nhưng nó không phải là lựa chọn bắt buộc cho tất cả mọi người. Vì nhiều lý do như sự định hướng nghề nghiệp; hoàn cảnh sống nên nhiều người sẽ không học đại học. Câu hỏi của bạn có thể hoàn toàn không có ý xấu. Nhưng có thể sẽ mang lại sự ngại ngùng cho người đối diện.

tránh các câu hỏi về học vấn

Tại sao bạn vẫn… ?

“Sao trông anh sáng sủa thế mà giờ vẫn độc thân?”. Nghe thoáng qua thì nó gioogs như một lời khen ngợi. Và cũng có thể bạn có ý khen ngợi ngoại hình của họ thật. Nhưng vế sau của câu hỏi không chỉ làm mất đi mục đích chính của bạn; mà còn có phần vô duyên. Câu hỏi có phần tọc mạch vào đời sống riêng tư, có thể khiến đối phương không cảm thấy thoải mái. Câu hỏi này giống như thể bạn đang yêu họ phải giải thích về những điều khó nói trong cuộc sống của họ vậy.

Đôi khi “độc thân” là một sự lựa chọn. Và cũng có những người chưa tìm được đối tượng phù hợp, mà họ cũng không muốn một cuộc tình chóng vánh. Chính vì vậy, câu hỏi trên sẽ khiến cuộc nói chuyện trở nên gượng gạo hơn.

Sao trông mệt mỏi thế?

Câu hỏi hẳn chỉ có ý rằng bạn quan tâm đến sức khỏe của đối phương. Nhưng đôi khi nó có thể truyền đến thông điệp rằng bạn trông họ thật tệ. Có thể vì một vấn đề nào đó mà họ không muốn thảo luận. Hoặc đơn thuần vì họ sơ suất về hình thức một chút thôi. Và câu hỏi của bạn sẽ vô tình khiến họ cảm thấy bối rối về vẻ ngoài của mình.

Do đó tốt hơn hết bạn nên tránh hỏi câu hỏi này, bởi đối phương có thể đang mệt mỏi. Trừ khi bạn và đối phương đã có một mối quan hệ thân thiết từ trước.

Tại sao cậu suốt ngày ru rú trong nhà thế?

Bạn hẳn có ý định tốt khi hỏi câu hỏi này vì muốn khuyến khích đối phương thử những điều mới mẻ, chịu khó tương tác hơn. Nhưng điều này có thể khiến đối phương cho rằng bạn đang chê họ không thú vị, quá nhạt nhẽo. Ngoài ra, cũng có thể có một số vấn đề tế nhị khác. Ví dụ họ hết tiền, không muốn ra ngoài chẳng hạn, dù rất muốn. Hoặc do tính chất công việc chủ yếu phải dành thời gian ở nhà.

Cũng có thể đơn giản chỉ là sở thích của họ. Nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong không gian riêng của bản thân.

Đặt câu hỏi một cách lịch sự

Cậu sụt cân/tăng cân à?

Câu hỏi có thể mang tính động viên. Hoặc chỉ là lời hỏi thăm bình thường. Nhưng bạn nên nhớ, cân nặng là một chủ đề khá nhạy cảm với nhiều người. Nhiều người gặp vấn đề về sức khỏe nên cân nặng của họ sẽ thất thường hơn. Cũng có những người, do cơ địa nên rất khó để ổn định cân nặng của bản thân. Vậy nên đó hoàn toàn là một chủ đề mà không phải ai cũng vui khi nhắc đến.

Đối phương sẽ cho rằng bạn đang phán xét về cân nặng của họ. Tốt nhất là đừng nói về chuyện cân nặng, nếu không quá thân thiết.

Có chuyện gì thế?

Thông thường, đây thực sự chỉ là một câu hỏi khi bạn tò mò về vấn đề đang xảy ra với đối phương. Tuy nhiên, nếu một điều gì đó đáng buồn xảy ra với ai đó, thì câu hỏi của bạn sẽ hơi thiếu tế nhị. Có thể khiến đối phương cảm thấy bị tổn thương. Thậm chí thêm mệt mỏi khi phải thuật lại chuyện đó. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên động viên và nói với họ khi nào cảm thấy thoải mái hãy chia sẻ với bạn.

Thăm hỏi bạn bè giúp tăng tính kết nối. Nhưng đôi khi chúng ta không nhận ra câu hỏi của mình thiếu tế nhị. Chúng có thể làm cho ai đó tổn thương, khó xử. Ở trên là những câu hỏi nên tránh sử dụng khi bắt chuyện với người mới quen. Tuy nhiên, kể cả với những người thân thiết, bạn cũng nên để ý và cân nhắc trước khi đưa ra câu hỏi.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *