Những lưu ý cần biết trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

Những lưu ý cần biết trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

Mùa đông với thời tiết khắc nghiệt sẽ rất khó khăn trong việc chăm sóc con trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Với cơ thể còn mỏng manh và sức đề kháng còn non nớt, trẻ sơ sinh rất hay gặp các vấn đề về sức khỏe trong giai đoạn này. Đây là mối bận tâm rất lớn đối với các bậc cha mẹ.

Làm thế nào để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông. Cũng như chăm sóc trẻ sao cho đúng. Đây là những câu hỏi mà các bậc cha mẹ thường trăn trở. Hiểu được mối lo đó, phongsuxahoi.com đưa ra bài viết dưới đây để giúp cha mẹ an tâm hơn trong việc chăm sóc con trẻ. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu một vài điều cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông nhé.

Cách giữ ấm cho cơ thể bé

Mùa đông thời tiết giá lạnh, bởi vậy để bảo vệ sức chăm sóc sức khỏe cho bé, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Về đêm nhiệt độ xuống thấp, việc giữ cho trẻ lại càng trở nên quan trọng hơn.

Cách giữ ấm cho cơ thể bé

–  Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa này, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé. Bé thường hay ngọ nguậy để cố gắng mở nút gài hay khóa áo. Do vậy bạn phải cài áo cho bé cẩn thận để áo không bị bung ra.

–  Nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc thay áo trong cho bé.

–  Đặc biệt trong mùa đông các bạn không nên quấn tã giấy cho bé. Hoặc nếu có quấn tã thì nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.

–  Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25-28 độ C, cần ấm áp, thoáng. Nhưng tránh có gió lùa. Có thẻ sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi. Nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé.

Cách vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể

Trời mùa đông việc chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông các mẹ thường  hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm. Hoặc tắm bé tại nhà bạn hãy chú ý đến đèn sưởi đã bật hay tắt. Tuy nhiên đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu. Thậm chí là một sai lầm phổ biến, đáng trách.

–  Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết. Vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám và cách chất của dịch ở rốn rất dễ gây nhiễm trùng cho bé. Nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.

– Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa. Nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.

– Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Đối với trẻ trên 15 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 1-2 ngày tắm một lần. Thời gian tắm trẻ sơ sinh không quá 15 phút.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị

Để tiện dụng, bạn nên dùng sữa tắm gội 2 trong 1 dành cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé. Trước khi tắm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thứ sau:

– Rửa tay thật sạch. Lưu ý, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn không nên để móng tay dài hay đeo nữ trang có bề mặt xù xì hay sắc cạnh vì chúng có thể làm trầy xước da bé.

– Khăn xô khổ nhỏ, khăn xô khổ lớn, quần áo, mũ, bao tay, vớ…

– Gạc, bông gòn, tăm bông, băng rốn vô trùng.

– Nước muối sinh lý 0,9%.

Trước khi tắm cho bé, hãy tắt quạt, tắt máy lạnh, cởi áo và tã rồi tiến hành massage cho bé. Dùng nước sạch pha với nước sôi để tắm cho bé. Nước có nhiệt độ khoảng 36 – 38°C là thích hợp. Nếu không có nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm, bạn có thể dùng cùi chỏ tay để thử. Lưu ý là trong khi tắm cho bé, bạn nên trò chuyện âu yếm với trẻ để con cảm nhận được tình yêu thương.

Các bước tắm cho bé

Khi đã chuẩn bị mọi thứ, bạn tiến hành tắm cho trẻ theo các bước sau:

– Đặt bé nằm trên giường hoặc mặt phẳng, dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý lau mắt cho bé theo hướng từ trong ra ngoài.

– Dùng tăm bông để làm sạch lỗ mũi bé.

– Lau mặt.

– Bế bé lên và gội đầu cho bé: Ngón cái và ngón đeo nhẫn của bàn tay bế bé ép nhẹ 2 vành tai vào sát lỗ tai để tránh nước chảy vào tai bé, tay kia dùng khăn (gạc) thấm nước làm ướt tóc bé. Tiếp theo, bạn lấy một ít dầu gội thoa đều lên tóc bé rồi xả lại cho sạch, dùng khăn lau khô đầu bé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

– Khi bé chưa rụng rốn, bạn nên dùng khăn mềm lau người cho bé, tránh làm ướt rốn. Nếu muốn tắm cho bé, bạn đặt bé vào trong chậu nước có hòa sẵn chút sữa tắm để tắm nhưng sau đó cần lau khô vùng rốn cho bé, tránh nhiễm khuẩn.

– Cho trẻ sang chậu nước tắm khác để tắm cho sạch lại.

– Đặt trẻ nằm trên giường hoặc mặt phẳng có lót khăn xô khổ lớn, dùng khăn lau khô và ủ ấm cho trẻ.

– Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mắt, mũi rồi dùng bông gòn lau từ trong ra ngoài. Dùng tăm bông/bông gòn để làm sạch vùng bên ngoài tai cho trẻ. Tránh để đầu chai nước muối hay thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt, mũi trẻ.

– Nhỏ nước muối sinh lý lên gạc rơ lưỡi để làm vệ sinh miệng cho bé.

– Dùng bông gòn thấm sạch nước quanh rốn, dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý lau khô rốn. Bạn nên để rốn thoáng, tránh quấn băng gạc ngay nhằm giúp rốn mau khô, nhanh rụng hơn.

– Mặc áo, tã, bao tay, vớ và cho bé bú ngay nếu thấy bé có nhu cầu.

Cho bé bú đúng cách

– Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng. Và đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú.

– Vào mùa đông chăm sóc bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể. Nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no. Mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút.

Cho bé bú đúng cách

– Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức. Hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.

– Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ. Và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy.

Bảo vệ da bé khô thoáng

Trong mùa đông, da của trẻ sơ sinh trở nên rất khô. Để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban, phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.

Cách dưỡng ẩm cho da

Da của trẻ sơ sinh thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Đừng quên thoa dầu dưỡng trước khi tắm bé. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.

Hạn chế cho bé ra đường

Trong mùa đông, quan trọng là để bé ở trong nhà. Mùa đông không tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ mới sinh và em bé. Nếu mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh. Thì ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú). Vì vậy, để tránh những vấn đề sức khỏe và chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Bé nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt trong mùa đông. Nếu muốn, bạn có thể ngồi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ngày để hấp thụ vitamin D. Và cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trên da và quần áo.

Nguồn: tambehanoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *