Tác dụng giảm cân của quả dứa

Quả dứa, hay còn gọi là quả thơm hay khóm tùy từng địa phương, là loại hoa quả dân dã vô cùng gần gũi với đời sống ẩm thực người dân Việt. Quả dứa ăn tươi thì ngon ngọt, ép lấy nước thì thơm mát, mà đem đi làm nguyên liệu nấu ăn thì càng tuyệt đỉnh. Không khó bắt gặp những món ăn về dứa trong mâm cơm của bất cứ gia đình nào như thịt xào dứa, canh nấu dứa, cá kho dứa… Nhưng dứa còn một điều tuyệt vời nữa mà có lẽ chưa mấy ai biết đến, nhất là với những cô nàng muốn eo nhỏ dáng thon. Đó là ăn quả dứa có thể giúp nàng giảm cân, ngăn ngừa béo bụng. Thật tuyệt vời đúng không nào!
Lợi ích của trái thơm đối với phụ nữ
Trái thơm (dứa) chứa ít calo, giàu chất xơ. Giúp cơ thể hấp thu ít mỡ, tiêu hóa nhanh, làm giảm quá trình tích tụ chất béo. Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ đang đảm nhiệm vị trí trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3. Bác sĩ cho biết trái thơm giàu vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa. Một trái thơm có thể cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Trong y học cổ truyền, tác dụng của quả dứa/trái thơm đối với phụ nữ rất rõ, nhất là giảm cân và chống lại tích tụ chất béo vùng bụng. Thơm có thể giúp giảm cân bởi nó đảm bảo hai tiêu chí là lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ. Mặt khác, ăn thơm sẽ no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Chất xơ có trong thơm sẽ giúp điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbohydrates. Giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Chuyển hóa năng lượng. Làm tăng khả năng thanh lọc độc tố khỏi cơ thể.
Thơm/dứa là loại trái cây thân thiện với sức khỏe con người. Thơm có một lịch sử lâu dài trong y học dân gian với công dụng chữa bệnh và làm đẹp. Giúp bổ sung hàm lượng alpha – hydroxyl acid – một thành phần quan trọng trong các loại kem chống nhăn, giúp tẩy tế bào da chết và góp phần tái tạo tế bào da. Dứa giống như phương pháp làm đẹp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả. Thành phần trong thơm chứa bromelin (bromelain), có đặc tính kháng phù và kháng viêm. Ngoài ra có tác dụng thủy phân protein thành các acid amin. Nên giúp tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn dứa/thơm như thế nào là tốt nhất?
Thơm là trái cây lành tính miền nhiệt đới. Có tác dụng giảm béo, kích thích tiêu hóa. Theo bác sĩ Vũ, cách ăn thơm tốt nhất là ăn 20 đến 30 g. Tương đương vài miếng nhỏ, tối đa hai đến ba lần mỗi tuần. Ngoài ăn sống, có thể ép thơm thành nước. Hoặc nấu chung với các món cá, món xào. Nguyên liệu này giúp thịt mềm, ăn dễ tiêu. Đồng thời giúp cơ thể hấp thu đạm nhiều hơn mỡ. Thời điểm ăn thơm thích hợp là sau khi ăn no, ăn thức ăn dầu mỡ. Quả thơm có vị chua ngọt, dùng để giải khát, nhuận tràng… Có thể cải thiện sức khỏe ở người bị sốt cao, thiếu nước, say nắng, táo bón, rối loạn tiêu hóa, sỏi đường tiết niệu.
Một số trường hợp nên lưu ý khi ăn dứa/thơm
Nhiều ưu điểm, song thơm là trái cây không có lợi đối với người đau dạ dày. Bác sĩ lý giải, quả nhiều axít hữu cơ và enzyme bromelain. Chúng có tác dụng làm tiêu protein, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu ăn thơm tươi vào lúc đói, các axit hữu cơ này và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột. Dễ gây nôn nao, khó chịu. Giải pháp cho người đau dạ dày là ăn thơm kèm với chuối chát. Như thế vừa tránh rát lưỡi, vừa giảm loét niêm mạc dạ dày.
Những người dùng thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu, thuốc chống đông máu, chống co giật, thuốc trị mất ngủ và thuốc chống trầm cảm ba vòng… cũng không ăn quá nhiều quả thơm. Chất bromelain có thể có tác dụng kháng tiểu cầu, làm tăng khả năng chảy máu quá mức.
“Trái thơm giúp giảm cân. Nhưng phải kết hợp với nhiều phương pháp khác như chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao”. Bác sĩ Vũ khuyên. Ông cũng khuyên người có bệnh lý muốn ăn thơm cần chú ý về liều lượng. Và nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị để có sự lựa chọn hợp lý.
Nguồn: vnexpress.net