Từ khi ngay còn nhỏ ba mẹ nên dạy bé cách quan tâm chia sẻ

Từ khi ngay còn nhỏ ba mẹ nên dạy bé cách quan tâm chia sẻ

Để bé biết quan tâm, chia sẻ với mọi người không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đây là một quá trình rèn luyện lâu dài, bắt đầu từ những hành vi và sự chỉ đạo (đôi khi rất nhỏ) của cha mẹ đối với con cái. Nhưng vì tình yêu thương và sự quan tâm vô điều kiện, đôi khi nhiều em coi đó là điều hiển nhiên và không cần chia sẻ, đáp lại. Vì vậy, phongsuxahoi khuyên ba mẹ ngay từ khi còn nhỏ, hãy dạy con cách quan tâm, chia sẻ. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết.

Giáo dục trẻ qua từng việc nhỏ trong nhà

bé nhìn mẹ

Tập cho trẻ biết phụ giúp gia đình; từ những công việc thường ngày, trẻ nhỏ làm việc nhỏ phù hợp với khả năng và tính cách. Những việc làm giúp đỡ gia đình trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với trẻ như: phụ mẹ quét nhà, dọn dẹp đồ chơi, rửa bát, cất đồ vào tủ lạnh… Đừng quá nuông chiều bé sẽ khiến chúng ỷ lại vào cha mẹ và những người xung quanh.

Nên lưu ý một điều: Giao việc cho trẻ một cách khéo léo; và hướng dẫn làm từng chút một, có như vậy bé mới cảm thấy đó là một công việc ý nghĩa và hoàn thành thật tốt. Được tham gia làm cùng bố mẹ; những công việc như vậy trẻ mới có thể cảm nhận phần nào tình yêu thương; qua sự vất vả hằng ngày của bạn mà có thái độ quan tâm đúng mực.

Tập cho bé phụ giúp những việc nhỏ trong nhà

Có thể những ngày đầu; bé sẽ không thích, chớ áp đặt hay ra lệnh, điều đó sẽ khiến cho mọi thiện chí của ba mẹ đều bị bát bỏ. Phương pháp hiệu quả nhất; là mềm mỏng và kiên nhẫn. Làm việc vặt trong nhà đúng theo độ tuổi; của con cực kỳ có lợi cho sự phát triển cả về thể chất; và nhân cách của con. Bảng những công việc trẻ có thể làm; ở từng độ tuổi dưới đây sẽ giúp bố mẹ tham khảo; và lựa chọn những việc nhà phù hợp để giao cho con.

Hướng cho con biết hiểu và nghĩ cho người khác

Bạn nên giáo dục con; bằng những câu chuyện, những cuốn sách mua cho con, những bộ phim mang tính giáo dục cao, lấy ví dụ cho con về những con người đã; và đang phải chịu đau khổ, gợi ý cho con tưởng tượng, thể nghiệm những suy tư, tình cảm của những người đó, từ đó hình thành cho trẻ tình yêu thương, sự quan tâm, lòng cảm thương với con người.

Đặt trẻ đứng ở địa vị; hay hoàn cảnh của người khác để tưởng tượng; và trải nghiệm những suy nghĩ và tình cảm của họ. Thấu hiểu và đồng tình là cơ sở tình cảm để quan tâm đến mọi người. Bạn nên giáo dục con bằng những câu chuyện, những cuốn sách mua cho con, những bộ phim mang tính giáo dục cao, lấy ví dụ cho con về những con người đã và đang phải chịu đau khổ, gợi ý cho con tưởng tượng, thể nghiệm những suy tư, tình cảm của những người đó, từ đó hình thành cho trẻ tình yêu thương, sự quan tâm, lòng cảm thương với con người.

Quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh bé

bé trai giúp bé gái

Trong bất kỳ trường hợp nào có thể, như đi trên đường thấy người bán vé số, người nhặt ve chai hay chú công an điều khiển giao thông, tài xế taxi…hãy chia sẻ với con về công việc và sự vất vả của những khác. Đặc biệt bố mẹ phải là người làm gương cho bé. Chính hành vi, thái độ của bố mẹ là yếu tố quyết định phần lớn; khả năng quan tâm, chia sẻ với bé trong giai đoạn này.

Tuyên dương, động viên khi bé làm điều tốt

Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng: “Con người khi bắt đầu tiến hành một hành vi, nếu có sự khẳng định cổ vũ, động viên kịp thời thì hiệu suất làm việc sẽ tăng lên rất nhiều”. Khi con có một hành động tử tế, hãy bảo với con rằng bé đã làm đúng. Nhưng không phải cứ khen là được. Lời khen của bố mẹ càng cụ thể càng tốt, và chỉ nên hướng vào nổ lực của bé không nên khen vào kết quả bé đạt được.

Ví dụ: “ Lúc con ra khỏi phòng, mẹ thấy con tắt điện trong phòng, như vậy sẽ rất tiết kiệm điện. Mẹ rất vui vì con đã làm như vây.” Thỉnh thoảng bạn và bé cũng nên chia sẻ với nhau mình đã cảm thấy vui như thế nào khi bé làm một hành động đẹp. Đi từ cảm xúc của bé khi làm một việc tốt rồi đưa ra bài học ứng xử cho bé sẽ dễ dàng hơn là bạn chỉ cứng nhắc giảng đạo lý hoặc lý thuyết suôn.

Những dấu hiệu không lời

bé áo hồng

Ở sân chơi hay công viên, thử tìm một nơi yên tĩnh mà bạn và con có thể ngồi và kín đáo quan sát mọi người. Hai mẹ con có thể chơi trò đoán cảm xúc của người khác và lý do vì sao bạn lại đoán như thế: “Con thấy bác kia không? Bác ấy đang đi nhanh, vai thì khom xuống và khuôn mặt thì cau có. Mẹ nghĩ bác ấy đang giận gì đó.”

Bạn có thể cho rằng; đối với trẻ nhỏ thì việc nhận ra cảm xúc của người khác; thông qua hành động sẽ có phần khó khăn, nhưng cứ thử mà xem, nhiều khi bạn sẽ phải ngạc nhiên về độ “nhạy” của con mình đấy. Dạy bé những tiên đoán về cảm xúc; để giúp bé có thể nhận biết được thái độ; hoặc tình cảm của người khác mà sau này sẽ có những hành xử đúng mực.

Nguồn: tomato.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *