Tuổi 40 nên ăn uống thế nào để khỏe đẹp?

Càng cao tuổi, cơ thể chúng ta lại càng giảm sức đề kháng và yếu ớt trước bệnh tật. Bắt đầu từ 40 tuổi, con người phải đối mặt với các loại bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe. Có lẽ vì thế mà khi đến 40 tuổi, còn người dường như cũng trở nên tự ti hơn khi nhắc đến sức khỏe của mình. Tuy nhiên, ở tuổi 40 bạn vẫn có thể bảo vệ cho cơ thể mình ngay từ việc chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng. Ăn uống như thế nào để cơ thể khỏe mạnh ở tuổi 40? Chế độ dinh dưỡng ra sao để vẫn giữ được sức trẻ của mình? Hãy tìm hiểu và tham khảo lời khuyên từ bác sĩ qua bài viết dưới đây.
Tình trạng sức khỏe của người trên 40 tuổi tại Việt Nam
Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ người trên 40 tuổi mắc bệnh cao hơn mức trung bình thế giới. Cả nước ghi nhận khoảng 12,5 triệu người bệnh tăng huyết áp. 2,5 triệu người tiểu đường. 2,5 triệu trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tỷ lệ bệnh ung thư tăng nhanh. Cụ thể với khoảng 160.000 người mắc mới mỗi năm. Theo bác sĩ Diệp, nguyên nhân bệnh không lây nhiễm tăng nhiều từ tuổi 40 là nhiều yếu tố. Gồm do lão hóa, môi trường, dinh dưỡng không hợp lý, tiêu thụ nhiều thuốc lá, bia rượu, ít vận động, stress.
Điều chỉnh dinh dưỡng thế nào để giữ cơ thể khỏe đẹp ở tuổi 40?
Từ 40 tuổi, bạn nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì… Vì vậy nên tăng cường thực phẩm giàu đạm, giảm chất béo, hạn chế bột đường. Ở người trung niên, mục tiêu của dinh dưỡng là duy trì khối cơ, khối xương, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. “Can thiệp dinh dưỡng từ sớm có thể giảm hơn 40% nguy cơ mắc bệnh các không lây nhiễm. Kể cả ung thư”, bác sĩ Diệp nói.
Bổ sung đủ chất đạm
Cần ăn đủ, cân đối các nhóm thực phẩm đạm, bột đường, chất béo, rau, trái cây, sữa. Đặc biệt là nhóm chất đạm. Nếu thiếu đạm lâu dài sẽ mất khối lượng cơ. Gây suy dinh dưỡng. Làm giảm các chức năng miễn dịch, chậm lành vết thương… Ăn cá, thịt gà, sữa và chế phẩm từ sữa, đậu nành, nấm. Hạn chế ăn da, phủ tạng, thịp hộp, pate, xúc xích.
“Quan điểm ngày xưa cho rằng sữa chỉ dành cho trẻ em và người ốm. Thực tế người khỏe mạnh bình thường vẫn nên uống sữa mỗi ngày”. Bác sĩ Diệp chia sẻ. Chọn sữa giảm béo, không đường, giàu vi chất dinh dưỡng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Có thể dùng các loại sữa công thức chứa sữa non để tăng sức đề kháng. Giúp phục hồi dây chằng và cơ, hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn ít chất béo từ mỡ động vật, giảm bớt bột đường
Người trung niên hạn chế ăn chất béo bão hòa từ mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, bơ thực vật. Nên dùng chất béo chưa bão hòa từ dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè, mỡ cá. Từ tuổi 40 cần giảm bớt chất bột đường. Thay vào đó nên chọn loại chuyển hóa chậm. Như gạo lứt, nui, mì, khoai, bắp, hạn chế đường mía, nước ngọt.
Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch. Như kẽm, sắt, selenium, đồng, vitamin B2, B6, iốt. Hấp thụ dưỡng chất thực vật phytonutrients từ mật ong, các loại rau củ màu đỏ… Cơ thể cần liên tục suốt đời một số chất. Như vitamin D có nhiều trong cá, sữa; vitamin A trong gan cá thịt, rau quả màu vàng; canxi có nhiều trong sữa, thủy sản, trứng, thịt, đậu; chất sắt trong thịt, rau màu xanh đậm.
Theo bác sĩ Diệp, bên cạnh dinh dưỡng cần chú ý vận động thể lực hàng ngày. Nên giữ bản thân vui sống, giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý. Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất. Ngoài ra cần tầm soát sức khỏe định kỳ. Như thế giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Nguồn: vnexpress.net