Uống nước lá vối có tác dụng gì? Cách dùng và lưu ý sử dụng

Nước lá vối là một trong những nước uống quen thuộc với nhiều người Việt Nam (đặc biệt là ở các thôn quê làng xóm). Vào mùa hè, nước uống là thức uống giải nhiệt yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay một số người thường băn khoăn không biết uống nước vối có tốt cho thận không? Tuy nhiên, ít ai biết rằng nước lá vối cũng là một trong những vị thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Lá vối rất phổ biến, được dùng đun lấy nước uống có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể lá vối chữa được những bệnh gì? Làm thế nào để sử dụng nó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều trên qua bài viết dưới đây.
Một vài thông tin về cây vối
Cây Vối có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus, là loài thân gỗ. Cây có chiều cao trung bình khoảng 5 – 6 m, cành non, tròn, hình 4 cạnh nhẵn. Phiến lá dai, cứng, hình bầu dục hoặc hình trái xoan ngược, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn. Lá dài 8 – 20 cm, rộng 5 – 10 cm, cuống dài 1- 1,5 cm. Trên hai mặt lá vối có những đốm màu nâu. Hoa cây vối gần như không có cuống, màu lục trắng nhạt hợp thành cụm hoa hình tháp tỏa ra ở những lá đã rụng. Quả xù xì, hình cầu hoặc hình trứng, đường kính 7 – 12mm. Cây vối vừa có tác dụng cho bóng mát, lá và nụ vối được ủ nấu nước uống từ lâu đời, dân dã, được nhiều người yêu thích.

Lá, cành non và nụ vối có mùi thơm rất dễ chịu. Cây vối được trồng hoặc mọc tự nhiên ở nhiều nơi trên đất nước ta, chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây vối cũng được tìm thấy ở một số nước nhiệt đới Châu Á và Trung Quốc.
Nước vối có những tác dụng gì với sức khỏe?
Giải khát trong mùa hè
Lối vối có tác dụng giải khát, giảm căng thẳng sau những giờ làm việc nặng nhọc. Đặc biệt, nước lá vối còn cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy nếu chỉ uống nước lọc thì chỉ sau 30-40 phút cơ thể sẽ đào thải hết. Nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè xanh thì cơ thể chỉ đào thải khoảng 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được thải ra từ từ sau đó.
Chữa các bệnh ngoài da
Lá vối tươi hay khô sắc đặc còn được coi là một loại dung dịch sát khuẩn dùng để trị ghẻ lở, mụn nhọt. Thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu quả.
Hỗ trợ tiêu hóa
Lá vối cũng tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Mỗi khi ăn nhiều chất đạm hoặc dầu mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc để uống cả ngày. Nước lá vối sẽ giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, trong lá vối cũng chứa tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Lá vối cũng được dùng kết hợp với các vị thuốc khác để chữa đau bụng đi ngoài.
Những lưu ý khi sử dụng
Lá vối tươi mang đến hiệu quả trị bệnh cao hơn loại lá đã ủ hoặc phơi khô. Tuy nhiên, tính kháng viêm và kháng khuẩn từ lá tươi lại rất mạnh. Nên có thể dẫn đến tác dụng ngược là gây mất cân bằng lợi khuẩn. Và hại khuẩn bên trong cơ thể. Do đó, bạn nên dùng lá vối khô để pha nước uống hàng ngày.
Cần sử dụng đúng liều lượng để tránh gây hại cho cơ thể
Bên cạnh đó, khi sử dụng, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh uống nước vối khi đói, bởi sẽ khiến hệ tiêu hóa bị kích thích. Tăng nhu động ruột, gây mệt mỏi, choáng váng.
- Không uống quá nhiều nước vối một ngày. Chỉ cần uống khoảng một ấm trà hoặc một ly nước là đủ. Tránh uống thay nước lọc, gây ảnh hưởng tới hệ bài tiết.
- Cần kết hợp thêm chế độ ăn uống cũng như chế độ tập luyện hợp lý để gia tăng hiệu quả.
Tác dụng của lá vối rất tốt trong điều trị một số bệnh của con người. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo an toàn. Trước khi sử dụng bất kỳ một công thức nào từ lá này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Hoặc người có chuyên môn để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn.
Nguồn: Thaythuocvietnam.vn